So sánh cánh tay robot từ 2 đến 5 bậc giúp bạn hiểu rõ từng đặc điểm, từ đó có lựa chọn phù hợp cho sản xuất, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
Cánh tay robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, lắp ráp cho đến tự động hóa trong nhà máy.
Một trong những yếu tố quan trọng khi chọn mua cánh tay robot là số bậc tự do, bởi số bậc tự do quyết định đến khả năng di chuyển và linh hoạt của robot.
Bài viết này sẽ so sánh chi tiết các loại cánh tay robot dựa trên số bậc tự do, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Số bậc tự do trong cánh tay robot (Degree of Freedom - DOF) là thuật ngữ chỉ số lượng chuyển động độc lập mà robot có thể thực hiện trong không gian.
Mỗi bậc tự do thường đại diện cho một hướng hoặc một khả năng xoay khác nhau, giúp thực hiện các thao tác phức tạp và linh hoạt hơn.
Số bậc tự do càng lớn, thiết bị càng có khả năng đáp ứng được nhiều yêu cầu phức tạp trong sản xuất và lắp ráp, nhưng đồng thời chi phí cũng cao hơn.
Vì vậy, hiểu rõ về số bậc tự do giúp người dùng lựa chọn đúng loại cánh tay robot phù hợp với nhu cầu sử dụng và tối ưu hóa chi phí đầu tư.
So sánh các dòng biến tần ABB phổ biến: ACS150, ACS355 và ACS580
Trong lĩnh vực robot đang phát triển nhanh chóng, việc lựa chọn đúng loại cánh tay robot có thể là một nhiệm vụ khó khăn.
Với các loại có 2, 3, 4 và 5 bậc tự do, mỗi loại mang lại những ưu điểm riêng, phù hợp với các nhiệm vụ và môi trường làm việc khác nhau, cụ thể như:
Cánh tay robot 2 bậc tự do là loại đơn giản nhất, thường có khả năng di chuyển theo hai hướng cơ bản, chẳng hạn như lên/xuống hoặc qua lại.
Cánh tay robot 3 bậc tự do có khả năng di chuyển theo ba chiều trong không gian, bao gồm cả khả năng xoay một trục, giúp robot có thể tiếp cận nhiều vị trí và góc độ hơn.
Với 4 bậc tự do, cánh tay robot có khả năng tiếp cận những vị trí khó hơn và dễ dàng thực hiện các chuyển động phức tạp, chẳng hạn như nghiêng hoặc xoay cổ tay.
Cánh tay robot 5 bậc tự do là loại phức tạp nhất trong nhóm này, với khả năng di chuyển tự do ở năm trục, cho phép robot xoay và nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.
Những loại máy móc này mang lại rất nhiều lợi ích cho việc sản xuất nhưng đồng thời cũng bị hạn chế ở một mức độ nào đó.
Việc hiểu các tính năng và khả năng cốt lõi của các loại cánh tay robot trên sẽ giúp bạn có được quyết định lựa chọn phù hợp cho ứng dụng của mình.
Để tiến hành tự động hóa sản xuất thành công, doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn kỹ lưỡng các loại phù hợp.
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần lưu ý khi chọn loại cánh tay robot phù hợp với từng ứng dụng:
Đối với thiết bị trong nhà máy, số lượng bậc tự do càng nhiều thì càng linh hoạt.
Độ sải hay tầm với là khoảng cách tối đa mà robot có thể vươn tới, được lo lường theo 2 chiều:
Phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất mà nhà máy nên lựa chọn cánh tay robot có ưu thế về tầm với ngang hoặc tầng với dọc.
Thông số này được bên bán cung cấp trong quá trình tư vấn sản phẩm, tốc độ tối đa được đo bằng đơn vị độ/giây.
Hãy đảm bảo tốc độ của cánh tay robot có khả năng phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và có khả năng tăng tốc độ, tối đa năng suất trong thời gian cao điểm.
Đo lường trọng tải có thể nâng nhấc bao gồm trọng lượng của hàng hóa và thiết bị gắp.
Cánh tay robot có trọng tải lớn hơn sản phẩm nặng nhất trong xưởng sản xuất mới đạt yêu cầu.
Tính chính xác sẽ liên quan đến sự trơn tru trong hoạt động lặp đi lặp lại của cánh tay robot.
Một số cánh tay robot được thiết kế với độ chính xác cao hơn sẽ có giá thành cao hơn, do có sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố như chân đế, tốc độ, tầm với.
Việc đưa ra lựa chọn loại cánh tay robot phù hợp với từng ứng dụng đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều trên.
Bằng cách đó, bạn có thể đạt được hiệu quả, năng suất và lợi tức đầu tư cao hơn, đảm bảo rằng cánh tay robot bạn chọn sẽ là tài sản có giá trị cho hoạt động của bạn.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM