Các lỗi biến tần thường gặp trong quá trình sử dụng
22/10/2024
Trong quá trình sử dụng, các lỗi biến tần thường xuyên xảy ra như quá tải, quá nhiệt, hoặc mất pha. Hiểu rõ các lỗi này giúp bạn dễ dàng xử lý kịp thời, tránh hỏng hóc và tăng tuổi thọ thiết bị.
Lỗi biến tần thường gặp trong quá trình sử dụng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy móc và dây chuyền sản xuất. Để có thể xử lý nhanh chóng và đúng cách, người dùng cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra các sự cố này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các lỗi biến tần thường gặp, nguyên nhân gây ra chúng và cách khắc phục để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của việc nhận biết và khắc phục khi biến tần bị lỗi
Trong quá trình vận hành và sử dụng, sẽ thường gặp phải một số lỗi biến tần phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống.
Những lỗi biến tần này nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng, gây gián đoạn sản xuất và thiệt hại về kinh tế.
Thông thường, biến tần bị lỗi không chỉ xuất phát từ việc lắp đặt không đúng kỹ thuật mà còn do điều kiện môi trường, bảo dưỡng không đầy đủ hoặc lỗi từ chính thiết bị.
Việc nhận diện và xử lý kịp thời các lỗi này là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất sản xuất và hệ thống vận hành ổn định.
2. Các lỗi biến tần phổ biến trong quá trình sử dụng
Các lỗi biến tần thường gây ra nhiều gián đoạn và giảm hiệu suất hệ thống.
Dưới đây là những lỗi biến tần thường gặp và nguyên nhân gây ra.
2.1. Lỗi quá tải (Overload)
Lỗi quá tải là tình trạng motor hoạt động vượt quá dòng định mức.
Nguyên nhân:
Mức tiêu thụ năng lượng của biến tần vượt quá công suất thiết kế.
Cầu chì phích cắm bị nổ hoặc cầu dao ngắt trong hộp phân phối, thường là khi xảy ra tình trạng quá tải hoặc đoản mạch.
2.2. Lỗi quá áp (Overvoltage)
Lỗi biến tần này xảy là tình trạng khi điện áp đầu vào cao hơn nhiều điện áp định mức cho phép.
Nguyên nhân:
Điện áp nguồn cấp quá lớn.
Bo nguồn bị lỗi.
Thời gian giảm tốc quá ngắn.
Tải có quán tính lớn hoặc động cơ bị một tác nhân khác kéo, sinh dòng điện trả ngược về biến tần.
2.3. Lỗi thấp áp (Undervoltage)
Lỗi thấp áp là tình trạng điện áp đầu vào thấp hơn nhiều điện áp định mức cho phép.
Nguyên nhân:
Do sự cố trong nguồn cung cấp điện từ hệ thống lưới ngoài
Các thành phần bên trong inverter như biến áp, bộ điều khiển, hoặc các linh kiện điện tử có thể bị hỏng hoặc gặp sự cố, dẫn đến giảm điện áp đầu ra.
Các lỗi trong quá trình vận hành của inverter như quá tải, quá nhiệt, hoặc điều kiện môi trường không phù hợp có thể gây ra giảm điện áp đầu ra.
Cài đặt sai lầm hoặc lắp đặt không đúng cách có thể gây ra sự giảm điện áp đầu ra.
2.4. Lỗi quá nhiệt (Overheat)
Đây là lỗi biến tần xảy ra khi bộ phận giải nhiệt quá nóng.
Nguyên nhân:
Do lâu ngày bụi tích tụ trên tản nhiệt của biến tần hoặc các lỗ thông khí bị tắc không thoát được khí gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hao nhiệt.
Quạt giúp lưu thông không khí bên trong biến tần có thể không hoạt động đúng cách.
Nhiệt độ môi trường xung quanh biến tần cao cũng góp phần gây ra sự quá nhiệt của biến tần.
Biến tần bị quá tải
2.5. Lỗi mất pha (Phase Loss)
Có hai loại lỗi mất pha là lỗi mất pha đầu ngõ vào và lỗi mất pha đầu ngõ ra.
Lỗi mất pha đầu ngõ vào, xảy ra khi ngõ vào 3 pha R,S,T bị mất hoặc bị sụp áp.
Lỗi mất pha đầu ngõ ra, xảy ra khi ngõ ra 3 pha U,V,W bị mất hoặc không có kết nối motor.
Nguyên nhân:
Sự mất cân bằng lớn về điện áp tồn tại ở đầu vào của biến tần.
Dòng điện động cơ cao và có thể vượt quá định mức trên biến tần.
Biến tần được lắp đặt trên hệ thống nguồn delta mở hoặc nguồn điện kém tồn tại ở đầu vào của biến tần.
Dây lỏng hoặc kết nối kém trên các đầu vào ( R/L1 , S/L2 hoặc T/L3) của biến tần.
Vấn đề về cáp đầu ra: Kết nối lỏng lẻo, hư hỏng hoặc đứt gãy trong cáp dẫn điện AC từ biến tần có thể làm gián đoạn dòng điện trong một pha cụ thể.
Vấn đề về động cơ: Một pha hở trong động cơ được kết nối có thể dẫn đến mất một pha từ góc độ của biến tần.
2.6. Lỗi quá dòng (Overcurrent)
Lỗi biến tần này thường xảy ra do dòng điện vượt đầu ra quá mức, xấp xỉ từ 180% đến 200% (thay đổi tùy theo số hiệu model).
Nguyên nhân:
Công suất biến tần quá nhỏ so với động cơ.
Có hiện tượng ngắn mạch hoặc chạm đất giữa 3 pha motor.
Thời gian tăng tốc hoặc giảm tốc quá ngắn.
Kết nối hoặc mối nối trên dây dẫn động cơ ra bị lỏng.
Thiết bị ngoại vi như bộ tiếp điểm đóng cắt hoạt động không chính xác.
Rotor động cơ bị ngắn mạch, chạm đất hoặc lớp cách điện bị hỏng.
Một hoặc nhiều thông số của biến tần cài đặt không đúng.
2.7. Lỗi ngắn mạch (Short Circuit)
Lỗi ngắn mạch xảy ra khi các thành phần bên trong hệ thống bị quá tải hoặc do tiếp xúc giữa các dây dẫn trong mạch điện bị hỏng.
Nguyên nhân:
Lỗi cách điện, dây dẫn bị mòn hoặc bị hư hại do các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao hoặc độ ẩm.
Sử dụng sai công suất hoặc các thiết bị kết nối không tương thích gây ra tình trạng quá tải cho biến tần, dẫn đến ngắn mạch.
Quá trình lắp đặt không đúng kỹ thuật.
2.8. Lỗi truyền thông (Communication Error)
Lỗi biến tần này xảy ra khi biến tần không thể kết nối hoặc giao tiếp với các thiết bị ngoại vi khác, chẳng hạn như bộ điều khiển hoặc hệ thống giám sát.
Nguyên nhân:
Cài đặt sai thông số truyền thông hoặc các giao thức truyền thông không khớp giữa các thiết bị.
Dây cáp kết nối bị hỏng hoặc không chắc chắn cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố.
Việc nhiễu tín hiệu trong môi trường làm việc ảnh hưởng đến quá trình truyền thông của biến tần.
3. Cách khắc phục các lỗi biến tần thường gặp trong quá trình sử dụng
Cách khắc phục các lỗi biến tần thường gặp là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, tránh những gián đoạn không mong muốn.
3.1. Lỗi ngắn mạch (Short Circuit)
Kiểm tra và thay thế dây dẫn bị đứt, hư hỏng.
Đảm bảo hệ thống dây điện được cách điện tốt, tránh tiếp xúc giữa các dây dẫn.
Kiểm tra tải để đảm bảo không vượt quá công suất biến tần.
Thực hiện bảo trì định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa các lỗi biến tần trước khi chúng xảy ra.
3.2. Lỗi truyền thông (Communication Error)
Kiểm tra cáp kết nối và đảm bảo không bị lỏng hoặc hỏng.
Cài đặt lại các thông số truyền thông như tốc độ truyền, địa chỉ thiết bị, và giao thức.
Sử dụng cáp chống nhiễu hoặc bộ lọc EMC để giảm thiểu nhiễu tín hiệu.
Đảm bảo phần mềm điều khiển được cập nhật và tương thích.
3.3. Lỗi quá nhiệt (Overheating Error)
Kiểm tra và vệ sinh hoặc thay thế hệ thống quạt, bộ phận làm mát.
Đảm bảo biến tần được lắp đặt ở nơi thông thoáng, tránh vị trí quá nóng.
Giảm tải hoặc chia đều tải để tránh quá nhiệt.
Lắp đặt thêm hệ thống làm mát nếu nhiệt độ môi trường quá cao.
3.4. Lỗi điện áp (Overvoltage/Undervoltage Error)
Kiểm tra và ổn định nguồn điện đầu vào.
Lắp đặt bộ ổn áp hoặc thiết bị bảo vệ điện áp nếu cần.
Bảo dưỡng định kỳ các bộ lọc điện và thiết bị bảo vệ.
3.5. Lỗi quá tải (Overload Error)
Giảm tải hoặc chia đều tải cho các thiết bị khác.
Kiểm tra dòng điện đầu vào và đầu ra để đảm bảo không vượt quá công suất biến tần.
Nâng cấp biến tần nếu hệ thống hoạt động thường xuyên với tải cao hơn khả năng của thiết bị.
Việc hiểu và khắc phục kịp thời các lỗi biến tần trên sẽ giúp đảm bảo quá trình vận hành biến tần được trơn tru, tránh gây gián đoạn trong sản xuất và tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa.
0.00 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM